Sử dụng kho dữ liệu hàng trăm triệu từ, nhóm nhà khoa học tại TP HCM xây dựng thành công hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) chuyển chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ.
Chữ Nôm (chữ = văn tự; và Nôm < nam = phía nam trong tiếng Việt) là tên gọi được người Việt dùng để định danh một trong hai hệ thống văn tự của Việt Nam, được sáng tạo qua việc cải biến chữ Hán. Nó được định danh như thế để đối lập với chữ Hán(1) và chữ Nho (văn tự của các nhà Nho Việt Nam). Trong nội hàm thứ hai, nó có nghĩa là chữ viết thông tục hoặc chữ viết nôm na của nước Việt Nam xưa(2).
Trong kho tàng văn học viết bằng chữ Nôm, Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi vẫn được coi là “xưa nhất và hay vào bậc nhất”(1), xứng đáng là “tác phẩm mở đầu của nền thơ cổ điển Việt Nam”(2). Kể từ công trình phiên âm, chú giải lần đầu tiên của Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm: Quốc âm thi tập trong Ức Trai di tập (Nxb. Văn Sử Địa, H. 1956)
Lê Quí Đôn (1726 - 1784) tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường còn có tên là Lê Danh Phương, người xã Diên Hà, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Văn bia chợ là loại văn khắc trên bia đá ghi chép việc mở chợ và những việc liên quan đến chợ ở nước ta thời xưa. Theo số liệu điều tra qua những công trình sưu khảo mới công bố gần đây, đời Lý và đời Trần có hơn 60 văn bia, nhưng chưa có văn bia chợ.
Truyện Nôm Quan Âm Thị Kính (QÂTK) là tác phẩm đặc sắc trong nền văn học dân tộc. Từ lâu, QÂTK vốn rất phổ biến và quen thuộc với mọi người Việt Nam, bởi không chỉ tồn tại với tư cách là một tác phẩm văn học, mà QÂTK còn được chuyển tải thành tác phẩm của các loại hình sân khấu đại chúng khác như chèo, tuồng, cải lương, kịch v.v.
Về lai lịch và các truyền bản của Đại Nam quốc sử diễn ca đã được Đại Nam thực lục chính biên, đệ tứ kỷ các quyển 16, quyển 18 và quyển 23 ghi rõ, qua đó ta có thể biết được: Tác giảSử ký quốc ngữ ca không được truyền lại, có thể dựa vào nội dung sách chỉ chép đến Mạc Đăng Dung cướp ngôi và việc sách được nộp dưới thời Nguyễn để đoán định ông sống vào khoảng cuối đời Lê. Tháng 4 năm 1858, hai ông Lê Ngô Cát và Trương Phúc Hào được giao cho công việc sửa chữa Sử ký quốc ngữ ca và nối thêm phần sử Lê Trịnh đến đời Lê Chiêu Thống, lấy tên là Quốc sử diễn ca, sau đó lại được Phạm Xuân Quế nhuận sắc. Khoảng 1860 - 1870, Phạm Đình Toái đã lấy bản của Lê Ngô Cát (bản đã được Phạm Xuân Quế nhuận sắc) sửa chữa lại một phần quan trọng và đặt tên là Đại Nam quốc sử diễn ca (ĐNQSDC). Như vậy những tên tuổi gắn liền với sự ra đời của sách là Lê Ngô Cát, Trương Phúc Hào, Phạm Xuân Quế và Phạm Đình Toái.
Kho tàng ngụ ngôn của người Việt Nam nói riêng và của các nước trên thế giới nói chung hết sức phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức. Ngụ ngôn ra đời và phát triển luôn gắn liền với đời sống thực tiễn xã hội, nhân vật trong ngụ ngôn có thể là con người, là loài vật, thậm chí là đồ vật; nhưng bao giờ cũng đem đến cho mọi người những tiếng cười ẩn ý trong đời sống, hay bài học về đạo đức trong sinh hoạt xã hội, hoặc một triết lý cuộc sống được thực tế kiểm nghiệm.
Theo TS Trần Trọng Dương, nếu dựa theo tiêu chí loại hình chữ viết, có thể phân lịch sử VN thành 2 giai đoạn. Giai đoạn chữ Nôm từ khởi đầu thời Lý - Trần tới 1945 và giai đoạn chữ Quốc ngữ từ 1945 đến nay.
Đã hơn trăm năm nay nước ta chính thức sử dụng chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết được các nhà trí thức tiên tiến đầu thế kỷ 20 ca ngợi là Hồn trong nước; Công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt và tin rằng Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ.
Văn học Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX dần dần bước vào quỹ đạo hiện đại hóa để chuyển từ phạm trù văn học truyền thống sang văn học hiện đại. Văn học truyền thống được đặc trưng bằng một loạt những nét chuyên biệt cả từ phương diện lý tưởng thẩm mỹ đến các thủ pháp nghệ thuật, trong đó có các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ văn tự. Văn học truyền thống do được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, nên có người gọi đó là văn học Hán – Nôm. Văn học Hán – Nôm truyền thống mang trong mình bộ phận văn học viết bằng chữ Hán trên cơ sở một hình thái ngôn ngữ viết vốn được phổ biến rất rộng khắp ở một loạt nước Đông – Á các thế kỷ trung đại – văn ngôn. Là ngôn ngữ - văn tự vay mượn, do vậy, nó xa rời với thực tế đời sống ngôn ngữ nói của quảng đại quần chúng, nó không trực tiếp dựa trên cơ sở của ngôn ngữ nói dân tộc.
Dân tộc Tày chiếm trên 40% dân số toàn tỉnh Cao Bằng với nền văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó, có chữ viết riêng Nôm Tày là di sản vô giá góp phần tạo nên nét độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Tày miền non nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chữ viết của dân tộc Tày đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thất truyền.
Chữ Hán, chữ Nôm tưởng chìm trong quên lãng cùng giấy dó, mực tàu. Nhưng bao giờ cũng thế, những gì thuộc về chân giá trị, dù có lúc nọ lúc kia, qua những khúc quanh co rồi sẽ lại trở về bản thể. Bởi thế, có những lớp học mà những mái đầu bạc trắng, ngồi mài mực luyện chữ bên cạnh bạn đồng môn là những cô bé, cậu bé mắt trong veo. Thầy trò đều chung một đích đến: Tìm về ký ức dân tộc, học chữ để học đạo làm người.
Khi nói đến Nho giáo Việt Nam chúng ta thường nói đến Nguyễn Trãi, Lê Quí Đôn… với 2.898 đại khoa trên bia tiến sĩ. Thực tế số người theo học kinh điển Nho giáo rất đông. Số thi đậu làm quan rất ít. Đa số hoặc thi hỏng hoặc không đi thi mà làm ông đồ làng quê. Họ cũng là Nho gia. Số lượng của họ là bao nhiêu chưa có công trình nghiên cứu, nhưng rất lớn.
Văn miếu, văn chỉ là nơi thờ phụng Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương và các vị Tiên triết Tiên hiền của đạo nho. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, năm Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông dựng văn miếu ở kinh đô Thăng Long. Sách viết:
“Nói rằng những người không biết chữ Hán, chữ Nôm ít hiểu biết về quá khứ của dân tộc là nói liều. Nói như vậy hóa ra tất cả những nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách không biết chữ Hán, chữ Nôm đều không hiểu hoặc hiểu quá ít về quá khứ của dân tộc hay sao?” - GS Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm.