Khâm định vịnh sử (q.01)  欽定詠史

945. Đặng Văn Hoà, Phạm Văn Nghị, Đinh Nhật Thận  鄧文和, 范文誼, 丁日慎 , Minh Mệnh thứ 20 [1839] 明命二十年 . 75 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách vận thư do vua Minh Mệnh sai các văn thần ở Hàn Lâm viện biên soạn, khắc in ban hành năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Toàn bộ sách gồm 4 quyển vần bằng, 6 quyển vần trắc, cộng 10 quyển. Việc biên soạn khắc in bộ sách này cho thấy vua Minh Mệnh rất chú ý đến việc học tập nghiên cứu chữ Hán, tác dụng cụ thể của sách là để tra cứu âm vận chữ Hán tiện cho việc chọn chữ đặt vần thơ phú. Nhưng ở mức độ chuyên sâu, các sách vận thư rất cần thiết cho việc chuẩn hoá âm đọc từ Hán Việt. Hệ thống âm Hán Việt của nước ta hình thành từ cuối đời Bắc thuộc, qua cả ngàn năm không bị rối loạn mà vẫn giữ được sự thống nhất tương đối ổn định để lưu truyền quan nhiều thế hệ đến nay chính là do các nhà Nho nước ta không những nhập tâm truyền khẩu mà thường xuyên sử dụng các từ thư tự điển cố của Trung Quốc làm chuẩn cứ. Việc Minh Mệnh cho căn cứ vào Bội văn vận phủ và các vận thư khác của Trung Quốc để biên soạn ra một bộ vận thư thích hợp thuận tiện cho người sơ học nước ta đáng kể là một sự kiện học thuật rất có ý nghĩa”

Khâm định vịnh sử (q.02)  欽定詠史

946. Đặng Văn Hoà, Phạm Văn Nghị, Đinh Nhật Thận  鄧文和, 范文誼, 丁日慎 , Minh Mệnh thứ 20 [1839] 明命二十年 . 68 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách vận thư do vua Minh Mệnh sai các văn thần ở Hàn Lâm viện biên soạn, khắc in ban hành năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Toàn bộ sách gồm 4 quyển vần bằng, 6 quyển vần trắc, cộng 10 quyển. Việc biên soạn khắc in bộ sách này cho thấy vua Minh Mệnh rất chú ý đến việc học tập nghiên cứu chữ Hán, tác dụng cụ thể của sách là để tra cứu âm vận chữ Hán tiện cho việc chọn chữ đặt vần thơ phú. Nhưng ở mức độ chuyên sâu, các sách vận thư rất cần thiết cho việc chuẩn hoá âm đọc từ Hán Việt. Hệ thống âm Hán Việt của nước ta hình thành từ cuối đời Bắc thuộc, qua cả ngàn năm không bị rối loạn mà vẫn giữ được sự thống nhất tương đối ổn định để lưu truyền quan nhiều thế hệ đến nay chính là do các nhà Nho nước ta không những nhập tâm truyền khẩu mà thường xuyên sử dụng các từ thư tự điển cố của Trung Quốc làm chuẩn cứ. Việc Minh Mệnh cho căn cứ vào Bội văn vận phủ và các vận thư khác của Trung Quốc để biên soạn ra một bộ vận thư thích hợp thuận tiện cho người sơ học nước ta đáng kể là một sự kiện học thuật rất có ý nghĩa”

Khâm định vịnh sử (q.03)  欽定詠史

947. Đặng Văn Hoà, Phạm Văn Nghị, Đinh Nhật Thận  鄧文和, 范文誼, 丁日慎 , Minh Mệnh thứ 20 [1839] 明命二十年 . 71 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : “Sách vận thư do vua Minh Mệnh sai các văn thần ở Hàn Lâm viện biên soạn, khắc in ban hành năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Toàn bộ sách gồm 4 quyển vần bằng, 6 quyển vần trắc, cộng 10 quyển. Việc biên soạn khắc in bộ sách này cho thấy vua Minh Mệnh rất chú ý đến việc học tập nghiên cứu chữ Hán, tác dụng cụ thể của sách là để tra cứu âm vận chữ Hán tiện cho việc chọn chữ đặt vần thơ phú. Nhưng ở mức độ chuyên sâu, các sách vận thư rất cần thiết cho việc chuẩn hoá âm đọc từ Hán Việt. Hệ thống âm Hán Việt của nước ta hình thành từ cuối đời Bắc thuộc, qua cả ngàn năm không bị rối loạn mà vẫn giữ được sự thống nhất tương đối ổn định để lưu truyền quan nhiều thế hệ đến nay chính là do các nhà Nho nước ta không những nhập tâm truyền khẩu mà thường xuyên sử dụng các từ thư tự điển cố của Trung Quốc làm chuẩn cứ. Việc Minh Mệnh cho căn cứ vào Bội văn vận phủ và các vận thư khác của Trung Quốc để biên soạn ra một bộ vận thư thích hợp thuận tiện cho người sơ học nước ta đáng kể là một sự kiện học thuật rất có ý nghĩa”

Kim Vân Kiều án  金雲翹案

948. Nguyễn Văn Thắng  阮文勝 , Tự Đức nguyên niên [1848] 嗣德元年 . 12 Images; 20 x 13 
Mô tả/description : “Nguyễn Văn Thắng 阮文勝 vốn người phường Yên Thái, huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên phạm tội tham nhũng trong vụ thu mua gỗ lim, bị kết án rất nặng. Ngồi trong ngục buồn rầu, ông thường ngâm ngợi truyện Kiều cho khuây khoả, lại đem các nhân vật trong truyện Kiều làm đề tài bình luận, mỗi nhân vật làm thành cả một bài phú quốc âm, gọi là “án” (bình luận, đánh giá). Tập án Kim Vân Kiều của ông về sau được phường sách in ra để lưu hành. Có lẽ là một trong những tác phẩm rất sớm bình luận truyện Kiều. Trích mấy đoạn sau đây:
- Bản án Thuý Kiều:
“Hiếu tình có một, tài sắc gồm hai
Hoa ghen thắm, liễu hờn xanh, ngọc trắng gương trong nền quốc sắc
Cá mê vần, chim đắm khúc, non cao nước chảy bậc cung thương
Giá thuyền quyên đã đáng khúc nhà vàng, sức tài nữ cũng nên trao thước ngọc”…
- Bản án Thuý Vân:
“Tuyết nhường màu da, mây thua nước tóc
Sắc chẳng kém mười phân trọn vẹn, sức tài nữ cũng nên trao thước ngọc”…
Ngoài ra, còn có các bản án Từ Hải, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Vương viên ngoại, Vương Quan, Mã Giám Sinh…Tất cả có 20 “án””

Lê triều hương tuyển (q.06)  黎朝鄕選

949. Đồng Văn Đường tàng bản  同文堂藏板 : Hải Dương  海陽 , Minh Mệnh thứ 7 [1826] 明命柒年 . 83 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : “Tuyển tập các bài văn thi Hương thời Lê ở các trường Nghệ An [乂安], Sơn Tây [山西], Hải Dương [海陽], Phụng Thiên [奉天], Thanh Hoá [清華], Kinh Bắc [京北], Sơn Nam [山南]. Mỗi bài văn đều ghi họ tên, quê quán người làm. Đề tài lấy ở Kinh, Truyện, Bắc sử, về các vấn đề trị nước, cầu người hiền tài, định thuế khoá, lập trường học, nguyên nhân thịnh suy của các triều đại”

Hương thí văn tuyển  鄕試文選

950, Tự Đức thứ 21 [1868] 嗣德二十一年 . 69 Images; 22 x 14 
Mô tả/description : “Các bài thi Hương chọn lọc triều Nguyễn năm Tự Đức khoa Mậu Thìn 嗣德戊辰科(1868) ở các trường thi Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội, Nam Định”

Hương thí văn tuyển  鄕試文選

951. Liễu Đường thừa sao  柳堂承抄 , Tự Đức thứ 14 [1861] 嗣德十四年 . 47 Images; 24 x 14 
Mô tả/description : Các bài thi Hương chọn lọc triều Nguyễn năm Tự Đức khoa Tân Dậu 嗣德辛酉科(1861) ở các trường thi Nghệ An, Hà Nội, Nam Định

Tam giáo chính độ tập yếu  三教正度輯要

952. Hưng Phúc tự tử hành  興福寺梓行 : Bắc Ninh  北寧 , Thành Thái tứ niên tứ nguyệt dục phật nhật [1892] 成泰四年四月浴佛日 . 63 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : “Bản tóm tắt sách Tam giáo chính độ thực lục[三教正度實錄]: Nghi thức lễ tang của 3 tôn giáo Nho, Phật, Đạo. Nho giáo: lễ tiết linh sàng, phân kim, điểm huyệt... Phật giáo: đàn chay, tụng kinh, siêu độ... Đạo giáo: phù phép, yểm chú...”

Tam giáo chính độ thực lục  三教正度實錄

953. Tập Phúc đường  集福堂 , Gia Long thập lục niên tuế tại Đinh Sửu mạnh xuân cốc nhật trùng san [1817] 嘉隆十六年歲在丁丑孟春榖日重刊 . 86 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : “Nghi thức lễ tang của 3 tôn giáo Nho, Phật, Đạo. Nho giáo: lễ tiết linh sàng, phân kim, điểm huyệt... Phật giáo: đàn chay, tụng kinh, siêu độ... Đạo giáo: phù phép, yểm chú...”

Tam giáo sớ văn hợp lục (q.thượng)  三教疏文合錄

954. Ngọc Sơn từ  玉山祠 : Hà Thành  河城 , Bảo Đại thập niên tuế thứ ất hợi mạnh thu cốc nhật [1935] 保大十年歲次乙亥孟秋穀日 . 48 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : Tổng hợp những bài sớ văn dùng trong nghi lễ, tiết lễ của 3 tôn giáo Nho, Phật Đạo: Kiến từ cáo bạch 建祠告白, Phổ khuyến văn 普勸文, Đầu thành quy y 投誠皈依, Khất thiết hương lư 乞設香񠌸, Khất lập đường đàn 乞立堂𡊨, Khai quang an vị 開光安位, Khánh hạ chân hương 慶賀真香, Tạ tế văn 謝祭文, Xuân tế văn 春祭文…

Tam giáo sớ văn hợp lục (q.hạ)  三教疏文合錄

955. Ngọc Sơn từ  玉山祠 : Hà Thành  河城 , Bảo Đại thập niên tuế thứ ất hợi mạnh thu cốc nhật [1935] 保大十年歲次乙亥孟秋穀日 . 55 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : Tổng hợp những bài sớ văn dùng trong nghi lễ, tiết lễ của 3 tôn giáo Nho, Phật Đạo: Kiến từ cáo bạch 建祠告白, Phổ khuyến văn 普勸文, Đầu thành quy y 投誠皈依, Khất thiết hương lư 乞設香񠌸, Khất lập đường đàn 乞立堂𡊨, Khai quang an vị 開光安位, Khánh hạ chân hương 慶賀真香, Tạ tế văn 謝祭文, Xuân tế văn 春祭文…

Tam giáo tâm pháp  三教心法

956. 86 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : Tâm pháp trong tam giáo của Nho, Phật, Đạo: Âm phù kinh 陰符經, Kim cương nhất quán luận 金剛一貫論, Trung dung luận 中庸論, Gián tâm biểu 諫心表, Học cổ tân truyền 學古薪傳, Dưỡng tính thi 養性詩, Bổ khuyết lâu kí 補闕樓記, Phản kinh lục 反經錄… 4 tờ cuối in mục lục sách tàng bản tại đền Ngọc Sơn.

Tam khôi bị lục  三魁備錄

957, Tự Đức Canh Thìn niên cửu nguyệt thượng hoán [1880] 嗣德庚辰年九月上浣 . 69 Images; 24 x 13 
Mô tả/description : “Không ghi tên tác giả. Nội dung: - Đầu sách có bài Tựa đề năm Tự Đức Canh Thìn của người sao chép kể việc: một ngày ông gặp được một người thày thuốc vốn giỏi văn tự, yêu thích việc xưa, bèn đến nhà thầy chơi thấy quyển sách này, ghi số người đăng khoa của 158 khoa thi lần lượt từ thời Trần đến đời Lê cùng quê quán, hành trạng, quan nghiệp rất rõ ràng. Ngoài ra còn có phần phụ lục ghi về triều Mạc. Tiếp đến là phần chính ghi các khoa thi đỗ, bắt đầu từ triều Trần Thái Tông [陳太宗], niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình 16, khoa Đinh Mùi, Trạng nguyên Nguyễn Hiền [阮賢], người xã Dương A, huyện Thượng Nguyên tỉnh Nam Định 13 tuổi đỗ Trạng nguyên. Bảng nhãn Lê Văn Hưu [黎文休], Thám hoa Đặng Ma La ...”

Tam kinh nhật tụng  三經日誦

958. Sa di Thích Tại Tại soạn  沙彌釋在在撰 . Báo Quốc tự  報國寺 : Thượng Phúc  上福 , Minh Mệnh thập nhất niên tuế tại Canh Dần thập nhị nguyệt sơ bát nhật cáo thành [1830] 明命十壹年歲在庚寅十二月初捌日 . 86 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : Biên soạn 3 bộ kinh, những tông chỉ cơ bản và cách thức tu hành dành cho người mới theo học đạo Phật: Phật thuyết tứ thập nhị chương kinh 佛説四十二章經, Di giáo kinh sắc 遺教經勑 và Vi sơn cảnh sách 爲山景策.

Tam thập nhất điều tư lượng  叄拾壹條思量

959. Giám mục Bảo Lộc Phúc san thuật truyền tử  監牧保祿福刪述傳梓 : [Ninh Bình]  [寧平] , Thiên chúa giáng sinh nhất thiên bát bách lục thập cửu tải [1869] 天主降生壹千捌百陸拾玖載 . 52 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : 31 điều cần ghi nhớ của đức Thiên chúa ban cho con người, mục đính luôn mong muốn cho loài người sống phái giữ nhân, đức, tín, nhẫn nhục chịu khó, luôn có những ý niệm cơ bản về địa ngục, thiên đường, sự chết…: Ngâm điều thứ nhất về nhân đức tín 吟條次一𧗱仁德信, Ngâm điều thứ hai nhân vì ý nào mà đức Chúa trời sinh ra ta 吟條次𠄩因爲意񠆒德主𡗶生囉些, Ngâm điều thứ 3 về chê sự thế gian 吟條次𠀧𧗱吱事世間…

Tam thiên tự giải âm  三千字解音

960. Phú Văn Đường tàng bản  富文堂藏板 , Hoàng triều Tân Mão niên mạnh thu thượng hoán tân san [1831] 皇朝辛卯年孟秋上浣新刊 . 24 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : “Sách dạy vỡ lòng cho người mới học, khoảng 3.000 chữ Hán giải nghĩa trực dịch bằng chữ Nôm, đặt thành văn vần, gồm 750 câu, mỗi câu 4 chữ. Tác giả gieo vần lưng, từ thứ tư của câu đầu hiệp với từ thứ hai của câu sau, như: Thiên trời địa đất, tử mất tồn còn, tử con tôn cháu, lục sáu tam ba, gia nhà quốc nước... Vì vậy người học rất dễ nhớ, dễ thuộc. Tên người soạn không ghi trên sách; tên sách ghi ở tờ 16 : Tự học toản yếu 自學簒要. Sách Kim mã hành dư của Ngô Thì Nhậm (trong bộ Ngô gia văn phái) có bài tựa sách Tự học toản yếu, trong đó Ngô Thì Nhậm nói rõ ông đã soạn sách Tự học toản yếu. Một đoạn trong bài Tựa ấy như sau: “Tôi từ thuở trẻ được học về văn chương. Nay được làm quan trong triều, nếu có ý nghĩa gì còn nghi ngờ thì hỏi các bậc cao cả, bèn cùng bàn bạc hỏi han nhau. Còn có những âm tiết không giống nhau, chữ viết cũng khác, không xét vào đâu cho đích xác được. Gần đây, nhân được dự việc trong tướng phủ, được xem các sách hay, tìm rộng trong các tài liệu chữ nào hiểu được, thu nhặt cất đi, phiên âm giải nghĩa, nghĩa liền với vần, vần lại đối nhau, gồm được ba nghìn chữ, đặt tên gọi là Tự học toản yếu. Sách này làm xong, đưa ván khắc in”. Qua đoạn viết này có thể xác định được tác giả sách Tam thiên tự giải âm hay còn có tên là Tự học toản yếu chính là của Ngô Thì Nhậm. Còn năm in, chữ ghi trên sách chỉ là Tân Mão. Có thể xác định năm này là Tân Mão Minh Mệnh 12 (1831), vì năm Tân Mão 1771 Ngô Thì Nhậm chưa đỗ Tiến sĩ, không phù hợp với nội dung bài Tựa nói ông biên soạn sách khi đã làm quan to trong tướng phủ, cũng không phải năm Tân Mão 1891, vì trong sách những chữ Thì đã là tên huý vua Tự Đức đều không viết kiêng huý.”