Bài quan tâm
Nhan đề/ title | Từ Liêm đăng khoa lục 慈廉登科錄 |
Mô tả/ description | . 35 Images; 28,5 x 16 “Sách ghi người huyện Từ Liêm thi đậu các khoa). Đầu sách có bài tựa của nhóm biên soạn, viết năm Quý Mùi (1943), nói về: a) Tình hình người huyện Từ Liêm thi đậu các khoa hương, hội từ xưa đến nay. b) Việc tu tạo văn miếu huyện và quy định về việc tế lễ. c) Thành lập văn hội của huyện, bầu ban trị sự của hội. Ban này dự dịnh sẽ biên soạn cuốn sách lấy tên là Từ Liêm huyện chí, nhưng tách riêng 3 phần: - Từ Liêm đăng khoa lục, giao cho: Hoàng Huân Trung, Đỗ Huy Phụng, Ngô Thúc Địch, Phí Văn Đào biên soạn. - Từ Liêm điển lễ diên cách lục, giao cho Nguyễn Đạo Xước biên soạn. - Từ Liêm danh thắng lục - kỹ nghệ - thương mại - thổ sản lục, giao cho Phạm Huy Thành, Nguyễn Hoành Diên, Ngô Duy Ban, Nghiêm Xuân Hoàng, Nghiêm Xuân Hiệp biên soạn. (Hai phần sau hiện không thấy có sách, có lẽ mất hoặc biên soạn dở dang hoặc chưa xong). Như vậy tác giả biên soạn sách này là nhóm Hoàng Huân Trung đã nói trên. 1. Những người đậu đại khoa: 101 người. a) Từ đời Lê trở về trước: 86 người (trong đó: Thám hoa: 2, Hoàng giáp:13, Hội nguyên:3), kể từ Hoàng Quán Chi đỗ đầu khoa thi Thái học sinh năm Quang Thái thứ 6 (1393) đời Trần Thuận Tông đến Trần Bá Lãm đỗ tiến sĩ khoa Chiêu Thống Đinh Mùi (1787). Mỗi người đều có ghi tóm tắt tiểu sử như sách Đỉnh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa lục đã ghi. Đối với một số người đời cuối Lê thì tiểu sử ghi nhiều chi tiết hơn sách đã nói trên: vì là người bản huyện nên tác giả TLĐKL biết rõ hơn về dòng dõi, sự nghiệp của một số người. b) Đời Nguyễn: 15 người (trong đó: Hoàng giáp:1, Tiến sĩ: 9, Phó bảng: 5), kể từ Hoàng Tế Mỹ đỗ Hoàng giáp khoa Minh Mệnh Bính Tuất (1826) đến Hoàng Tăng Bí đỗ Phó bảng khoa Duy Tân Canh Tuất (1910). 2. Cử nhân đời Nguyễn: 148 người, kể từ Trần Bá Kiên đỗ Cử nhân khoa Gia Long 6 (1807) đến Ngô Trọng Nhạc đỗ khoa Duy Tân Ất Mão (1915). 3. Tú tài đời Nguyễn: 212 người, kể từ Lê Văn Xán Tú tài khoa Mậu Tuất (1848) đến Nguyễn Đình Lương, Tú tài khoa Bính Ngọ (1906). Ngoài ra trong sách còn có: - Bài ký khắc ở bia Văn miếu bản huyện do Tri phủ Hoài Đức là Nguyễn Ván Ái hiệu Phu Như soạn năm Tự Đức 25 (1873). - Bài ký khắc ở bia Văn miếu nhân dịp sửa chữa Văn miếu do Đỗ Cao Mại soạn năm Tự Đức 4 (1851). - Bài ký khắc bia đình Văn Hồ. - 20 bài thơ đề vịnh Văn miếu bản huyện của các tác giả: Hoàng Bình, Hoàng Cảnh Tuân, Nguyễn Bá Tiệp, Bùi Nguyên Huân ...” |
Quay lại - Thư viện số Hán Nôm |