Việt sử (q.01)  越史

125. Tập Hiền viện  集賢院 . 141 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Đầu sách đề Tập hiền viện [soạn] 集賢院[撰]. Tổng thuật và bình luận lịch sử Việt Nam đến hết triều Lê tổng cộng 31 tờ. Q.1 lược sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng thị 鴻庞氏 đến hết triều Lý tức Lí Huệ Tôn 李惠尊; q.2 từ đầu Trần đến hết triều Trần; q.3 từ đầu đời Lê Thái Tổ 黎太祖 đến hết triều Lê.

Việt sử tân ước toàn biên: Đại Việt sử ước (q.02)  越史新約全編: 大越史約

128. Hàn lâm viện trứ tác nguyên lĩnh giáo thụ Kim lâu Hoàng Đạo Thành Cúc Lữ phụng biên toản  翰林院著作源領教授金縷黄道成菊侶奉編纂 . Hàng Đào phố gia số nhị thập tứ Áng Hiên tàng  行桃庯家數弍十四盎軒藏 : Hà Nội  河内 , Thành Thái Bính Ngọ trọng đông tân thuyên [1906] 成泰丙午仲冬新鎸 . 52 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Sách được chia làm hai quyển, ghi lại Lịch sử Việt Nam từ Hùng Vương 雄王 đến hết nhà Tây Sơn 西山. Quyển thượng từ Hùng Vương 雄王 đến hết Bình Định Vương 平定王. Quyển hạ từ Lê Thái Tổ 黎太祖 đến hết triều Tây Sơn 西山.

Đại Nam quốc sử diễn ca  大南國史演歌

129. Phạm Đình Toái  范廷碎 . Trí Trung Đường tàng bản  致忠堂藏板 , Tự Đức nhị thập tam niên Canh Ngọ hạ [1870] 嗣德二十三年庚午夏 . 70 Images; 26 x 14 
Mô tả/description : “Tập diễn ca lịch sử Việt Nam bằng thơ quốc âm. Nguyên trước đã có một sáng tác khuyết danh mang tên Sử ký quốc ngữ ca [史記國語歌] hoặc Sử ký ca [史記歌], kể lịch sử từ thời Hồng Bàng [鴻龎] đến khi Mạc Đăng Dung [莫登庸] cướp ngôi nhà Lê. Sau Lê Ngô Cát [黎吳吉] (cử nhân 1843) và Phạm Đình Toái [范廷碎] (cử nhân 1848) bổ sung chỉnh lý thành bản 2054 câu, kể lịch sử đến hết đời Lê Chiêu Thống [黎昭統]. Lời thơ lục bát đậm đà phong cách dân gian và tinh thần tự hào dân tộc.”

Đại Việt địa dư toàn biên (q.01)  大越地輿全編

130. Thọ Xương cư sĩ Phương Đình tập (Nguyễn Văn Siêu). Kim Giang Nguyễn Trọng Hợp cẩn soạn  壽昌居士方亭輯 (阮文超). 金江阮仲合謹撰 , Thành Thái Canh Tý quý thu tân thuyên [1900] 成泰庚子季秋新鎸 . 82 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : “Đầu sách có Tựa của Tiến sĩ Phụ chính đại thần Nguyễn Trọng Hợp [阮仲合] đề năm Thành Thái thứ 12 (1900) đại ý nói ghi chép của người xưa về cương vực địa giới nước ta từ khi lập quốc đến nay phần nhiều đã thất lạc, còn lại một ít thấy chép rải rác trong các sách thư truyện, nhưng rất phân tán, mà lại không có phần khảo cứu. Phương Đình tiên sinh đọc rộng địa dư chí các triều Hán Tống Tấn Tùy Đường, cho đến các sách của Cố Lâm Đình (đúng ra là Cố Đình Lâm), cùng các sách Độc sử phương dư kỷ yếu [讀史方輿紀要], viết thành sách Ngã Việt phương dư tiền biên [我越方輿前編], tức là Q.1 sách này. Các ghi chép cương vực từ Đinh Tiên Hoàng [丁先皇] dựng nước đến Lê Hồng Đức [黎洪德] mới bắt đầu được rõ ràng. Sách soạn xong vẫn ở dạng bản thảo. Đến năm Tự Đức Nhâm Ngọ (1882) các học trò của Phương Đình mới đem khắc ván để in. Nhưng công việc chưa xong vì gặp lúc có biến (Pháp đánh Hà Nội). Lại phải để 8 năm sau nữa mới tra cứu hiệu đính xong.” Đó là nói về nguyên thủy của Đại Việt địa dư toàn biên [大越地輿全編], tác phẩm của Nguyễn Văn Siêu (1795-1872) và Bùi Quỹ (1796-1861), khi hai ông còn sống chỉ mới làm xong bản thảo mà in ra thì phải mấy chục năm sau khi hai ông mất học trò mới thu xếp xong việc khắc in vào năm Thành Thái Canh Tí (1900). Đây là một công trình nghiên cứu địa lý học lịch sử, lĩnh vực học thuật mà nước ta rất hiếm tài liệu tham khảo. Sách biên soạn công phu, cứ liệu khảo cứu nói chung đáng tin cậy.”

Đại Việt lịch đại sử tổng luận  大越歷代史總論

131. 65 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Cuối sách là Đại Việt sử ký tiệp lục [大越史記捷綠]. Sách gồm 2 phần:
Phần 1: Bài tổng luận về lịch sử Việt Nam từ khi khai thiên lập địa cho đến hết triều Lê. Sách viết theo lối kể sự việc, sau đó chua cho rõ nghĩa. Ví dụ: “Nước Việt từ khi trời đất khai mở, sao Chẩn sao Dực chia cương giới (Sách Đường thư, Thiên văn chí ghi: các châu nước An Nam lệ thuộc sự phân chia của sao Thuần vĩ, sao Chẩn, sao Dực).”
Phần 2: Bài tổng luận: Đại Việt sử ký tiệp lục [大越史記捷綠], không ghi tên tác giả, không ghi năm tháng. Sách này lấy từ “Lịch đại sự tích [歷代事跡]” biên tập lại cho đơn giản nhưng có thêm chú thích, trong đó có đôi chỗ viết phụ thêm ý kiến riêng cua mình để cho sách được đầy đủ, có thể tham khảo được.”

Đại Việt sử ký tiệp lục tổng tự  大越史記捷綠總序

132. 32 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : Bản in ván gỗ triều Tây Sơn, hầu hết các tờ đều bị rách mất chữ, ảnh hưởng đến nội dung và tựa đề. Nội dung tổng luận về lịch sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến cuối đời hậu Lê. Có phần nguyên văn bằng chữ Hán và phần chú giải sau mỗi câu hoặc mỗi đoạn bằng chữ Nôm.

Đại Việt sử ký tiệp lục tổng tự  大越史記捷綠總序

133. 32 Images; 27 x 18 
Mô tả/description : Bản chép tay bằng bút mực trên giấy dó theo bản in ván gỗ triều Tây Sơn: R.2254. Nội dung tổng luận về lịch sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến cuối đời hậu Lê. Có phần nguyên văn bằng chữ Hán và phần chú giải sau mỗi câu hoặc mỗi đoạn bằng chữ Nôm.

Hoàng Việt địa dư chí  皇越地輿誌

135. Phan Huy Chú  潘輝注 , Minh Mệnh thập tứ niên tân thuyên [1833] 明命十四年新鎸 . 118 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : Địa lí Việt Nam thời Nguyễn mỗi trấn đều có ghi vị trí, di tích, số phủ, châu, huyện của từng trấn, số xã trong mỗi tổng, số tổng trong mỗi huyện, giới hạn thổ sản dân sinh, núi sông, danh thắng, phong tục, tên đất thay đổi qua các đời. Sách được chia làm 2 quyển: Q.1 gồm các trấn: Thuận Hoá 順化, Quảng Bình 廣平, Quảng Nam 廣南, Biên Hoà 邊和, Phiên An 藩安, Vĩnh Thanh 永清, Định Tường 定祥, Hà Tiên 河��, Hà Nội 河内, Nam Định 南定, Kinh Bắc 京北, Sơn Tây 山西, Hải Dương 海陽. Q.2 gồm các trấn: Quảng An 廣安, Hưng Hoá 興化, Tuyên Quang 宣光, Thái Nguyên 太原, Cao Bằng 高平, Lạng Sơn 諒山, Thanh Hoa 清華, Nghệ An 乂安.

Hoàng Việt lịch đại chính yếu  皇越歷代政要

136, Thiệu Trị ngũ niên Ất Tỵ thu [1845] 紹治五年乙巳秋 . 49 Images; 25 x 15 
Mô tả/description : “Mép sách có đề Đại Thành đường tàng bản. Chưa rõ dòng in này có nghĩa là bản sách này chép từ một bản in của nhà tàng bản Đại Thành đuờng, hay là một bản sách chuẩn bị để làm bản khắc in của nhà sách ấy. Hoàng Việt lịch đại mục lục, Tuân chiếu Hoàng Việt lịch đại chính yếu quyển. Thiệu Trị ngũ niên Ất Tị (1845) thu cẩn sao.
Tự Chế binh dĩ hạ chí Cẩn pháp độ thị nhất tiết thuyết Đinh Lý Trần. Tự Quan chế dĩ hạ chí Ngục tụng thị nhất tiết thuyết Lê chi pháp độ. Sách gồm có 2 phần:
Phần một: Chế binh, Lý tài, Cần chính, Dưỡng dân, Thưởng phạt, Tín thời lệnh, Cố dân tâm, Cường quốc thế, Lệ sĩ phong, Tinh tiết nghĩa, Chế điền lý, Tường hộ khẩu, Đôn giáo hóa, Cẩn pháp độ, gồm 14 mục, đều ghi thể chế của các đời Đinh - Lý - Trần.
Phần hai: Quan chế, Binh chế, Biên phòng, Văn giáo, Khoa cử, Sĩ phong, Hộ khẩu, Dưỡng dân, Dân tâm, Lực dịch, Đinh suất, Điền chính, Phong tục, Quốc thế, Nhĩ đạo 弭盜, Thưởng phạt, Lý tài, Phú thuế, Gia tô 加租, Quân thần, Cầu tài, Biện tài, Nhân tài, Dụng nhân, Thuyên tuyển, Pháp tổ, Nạp gián, Khứ sàm, Cần chính, Kính thiên, Khuyến nông, Thể thần, Ngục tụng, gồm 34 mục chỉ chuyên ghi về thể chế triều Lê. Các mục, chẳng hạn Binh chế: Đinh Tiên hoàng lập quân lữ rất tường tất, nhưng cổng ngõ canh phòng không cẩn mật. Binh chế đời Lý Thần Tông có định chế, nhưng phá địch mà quy công cho Phật, thì chẳng khác gì giải tán tướng sĩ, sao còn phải chọn tướng để đi đánh giặc? Quân thủy bộ đời Trần Nhân Tông tập luyện tốt thế, nhưng không có đối sách để ngụ binh, mà còn phải hỏi kế lão nhân (ở hội nghị Diên Hồng)? Há phải là phép dụng binh mà trù định mưu kế chăng?
Từ tờ 18 về sau là Hoàng triều Minh Mệnh chính yếu [皇朝明命政要]. Q.1 gồm 22 mục: Kính thiên, Pháp tổ, Cầu hiền, Thẩm quan, Cần chính, Ái dân, Mục thân, Thể thần, Trọng nông, Sùng kiệm, Sùng văn, Phấn vũ, Lễ nhạc, Giáo hoá, Chế binh, Thận chế, Phủ biên, Nhu viễn, Quảng ngôn lộ, Cố phong thủ, Thận phú tài, Thẩm pháp độ, gồm 22 mục bàn riêng về đời Minh Mệnh. Ví dụ, mục Quảng ngôn lộ: Chúng thần trộm xét: Ngôn lộ rộng mở thì trị, từ xưa đế vương đã đặt ra sự cổ vũ cho những người dám can gián, nêu gương biểu dương những người tiến thiện (tiến cử kế sách ý kiến hay). Đúng là thời trí trị nhất mực. Từ Tam đại về sau thì như Hán Văn đế nạp ngôn, Đường Văn hoàng nạp gián, tuy việc nghe đức vẫn có chỗ hổ thẹn với đời xưa, nhưng đủ để làm gương cho đời sau vậy.”

Lịch triều hiến chương loại chí  歷朝憲章類誌

138. Phan Huy Chú  潘輝注 . 63 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : “Bản sách này chỉ rời rạc chép được q.1-2 và q.3, không đủ bộ. Đầu sách có 1 bài Tựa, 1 Phàm lệ, 1 bài Dẫn, 1 Mục lục (phần Mục lục chỉ ghi đến quyển 5). Bài Tựa sách có đoạn: “Tôi cho là điển cũ mênh mang, nếu nay không chia ra từng mối, tách ra từng sợi thì kiến văn mờ tối, biết căn cứ vào đâu mà rộng biết việc xưa, suy ra việc nay. Tôi đã dùi mài gắng sức sưu tầm góp nhặt, quên mình thô vụng. Khảo sát trải nóng rét mười thu, tổn bao tinh thần, sáng bỏ tối lại thêm, tìm bới cả điển chương sáu đời, lọc ra điểm chính, chia thành từng loại, tách riêng từng mối, bình luận có lúc thêm lời ức đoán, biên soạn nay đã tạm thành bộ”. Đây là bộ sách có nội dung bao quát nhiều vấn đề, chia xếp theo từng môn loại, tiện cho việc tra cứu.”

Nam quốc địa dư chí  南國地輿誌

139, Duy Tân Mậu Thân niên trọng thu tân thuyên [1908] 維新戊申年仲秋新鎸 . 80 Images; 27 x 15 
Mô tả/description : Địa lí Việt Nam giới thiệu vắn tắt vị trí, giới hạn, địa thế, sự phân chia giữa các miền Bắc kì, Trung kì, các tỉnh, số tỉnh, phủ, huyện, tổng, xã, thôn, núi, sông, đê đập, đường sá, cửa biển, khí hậu, nhân vật, tài chính, quân sự, công nông nghiệp, thuế
khóa, trang phục và phong tục sinh hoạt của 37 dân tộc ít người ở Việt
Nam.

Nam sử  南史

140. 55 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : “Sách mất tờ đầu nên không rõ tên đầy đủ là gì, nên “Nam sử [南史]” là tên rút gọn thấy ghi ở mép sách. Sách lược ghi sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng đến nhà Nguyễn, không rõ sách do người nào soạn, hoặc trích lục từ bộ sử nào.”

Quốc sử toản yếu: Nam sử toản yếu  國史纂要: 南史纂要

141. Sử thần Ngô Sĩ Liên biên tu, Nguyễn Huy Oánh san bổ  史臣吳士連編, 阮輝瑩刪補脩 . Thạc Đình tàng bản  碩亭藏板 . 96 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : “Nguyễn Huy Oánh 阮輝瑩 san bổ cho gọn gàng, từ Kỷ Hồng Bàng đến Hậu Trần, chỉ thu lại trong 100 tờ in. Trang bìa sách đề “Nguyễn Thám hoa chính bản 阮探花正本 không đề năm khắc in nhưng đây đúng là bản in do nhà Thạc Đình [碩亭] tức hiệu của Nguyễn Huy Oánh [阮輝瑩] tự khắc in khi tác giả còn sống. Sách in giấy bản tốt chữ không thật đẹp nhưng rõ ràng dễ đọc. Bản in đời Lê. Chưa từng được khảo cứu về phương pháp san bổ, quan điểm sử học v.v...”

Việt giám thông khảo  越鑑通考

142. Vũ Quỳnh  武瓊 . 78 Images; 26 x 14 
Mô tả/description : Tổng luận về lịch sử Việt Nam của Vũ Quỳnh 武瓊: Những chỗ thành công và chưa thành công của các vua chúa Việt Nam trong việc cai trị và quản lí đất nước từ Hồng Bàng thị 鴻龎氏 đến Lê Thái Tổ 黎太祖.

Việt sử yếu : Việt Nam sử yếu (q.03)  越史要: 越南史要

144. Thái Hà Diên Mậu quận công Hoàng Cao Khải trứ  泰河延茂郡公黄高啓著 , Duy Tân Giáp Dần đông tân thuyên [1914] 維新甲寅冬新鎸 . 38 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : Lược sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Hậu Lê, được chia làm 3 quyển: q.1: từ Hồng Bàng 鴻龎 đến Lê Đại Hành 黎大行; q.2: từ Lí Thái Tổ 李太祖 đến Tiền Lê 前黎; q.3: từ “Nam Bắc phân tranh” đến Hậu Lê 後黎. Mỗi triều vua: quan chế, binh chế, thuế khóa. Từ Lí Thái Tổ đến nhà Mạc, có sự nghiệp của các công thần, danh nho sử gia, danh y. Mục văn hoá đời Trần, có nói tới việc xuất hiện chữ Nôm.

Việt sử tân ước toàn biên: Đại Việt sử ước (q.01)  越史新約全編: 大越史約

145. Hàn lâm viện trứ tác nguyên lĩnh giáo thụ Kim lâu Hoàng Đạo Thành Cúc Lữ phụng biên toản  翰林院著作源領教授金縷黄道成菊侶奉編纂 . Hàng Đào phố gia số nhị thập tứ Áng Hiên tàng  行桃庯家數弍十四盎軒藏 : Hà Nội  河内 , Thành Thái Bính Ngọ trọng đông tân thuyên [1906] 成泰丙午仲冬新鎸 . 62 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Sách được chia làm hai quyển, ghi lại Lịch sử Việt Nam từ Hùng Vương 雄王 đến hết nhà Tây Sơn 西山. Quyển thượng từ Hùng Vương 雄王 đến hết Bình Định Vương 平定王. Quyển hạ từ Lê Thái Tổ 黎太祖 đến hết triều Tây Sơn 西山.