Quốc sử toản yếu: Nam sử toản yếu  國史纂要: 南史纂要

141. Sử thần Ngô Sĩ Liên biên tu, Nguyễn Huy Oánh san bổ  史臣吳士連編, 阮輝瑩刪補脩 . Thạc Đình tàng bản  碩亭藏板 . 96 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : “Nguyễn Huy Oánh 阮輝瑩 san bổ cho gọn gàng, từ Kỷ Hồng Bàng đến Hậu Trần, chỉ thu lại trong 100 tờ in. Trang bìa sách đề “Nguyễn Thám hoa chính bản 阮探花正本 không đề năm khắc in nhưng đây đúng là bản in do nhà Thạc Đình [碩亭] tức hiệu của Nguyễn Huy Oánh [阮輝瑩] tự khắc in khi tác giả còn sống. Sách in giấy bản tốt chữ không thật đẹp nhưng rõ ràng dễ đọc. Bản in đời Lê. Chưa từng được khảo cứu về phương pháp san bổ, quan điểm sử học v.v...”

Việt giám thông khảo  越鑑通考

142. Vũ Quỳnh  武瓊 . 78 Images; 26 x 14 
Mô tả/description : Tổng luận về lịch sử Việt Nam của Vũ Quỳnh 武瓊: Những chỗ thành công và chưa thành công của các vua chúa Việt Nam trong việc cai trị và quản lí đất nước từ Hồng Bàng thị 鴻龎氏 đến Lê Thái Tổ 黎太祖.

Việt sử yếu : Việt Nam sử yếu (q.03)  越史要: 越南史要

144. Thái Hà Diên Mậu quận công Hoàng Cao Khải trứ  泰河延茂郡公黄高啓著 , Duy Tân Giáp Dần đông tân thuyên [1914] 維新甲寅冬新鎸 . 38 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : Lược sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Hậu Lê, được chia làm 3 quyển: q.1: từ Hồng Bàng 鴻龎 đến Lê Đại Hành 黎大行; q.2: từ Lí Thái Tổ 李太祖 đến Tiền Lê 前黎; q.3: từ “Nam Bắc phân tranh” đến Hậu Lê 後黎. Mỗi triều vua: quan chế, binh chế, thuế khóa. Từ Lí Thái Tổ đến nhà Mạc, có sự nghiệp của các công thần, danh nho sử gia, danh y. Mục văn hoá đời Trần, có nói tới việc xuất hiện chữ Nôm.

Việt sử tân ước toàn biên: Đại Việt sử ước (q.01)  越史新約全編: 大越史約

145. Hàn lâm viện trứ tác nguyên lĩnh giáo thụ Kim lâu Hoàng Đạo Thành Cúc Lữ phụng biên toản  翰林院著作源領教授金縷黄道成菊侶奉編纂 . Hàng Đào phố gia số nhị thập tứ Áng Hiên tàng  行桃庯家數弍十四盎軒藏 : Hà Nội  河内 , Thành Thái Bính Ngọ trọng đông tân thuyên [1906] 成泰丙午仲冬新鎸 . 62 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Sách được chia làm hai quyển, ghi lại Lịch sử Việt Nam từ Hùng Vương 雄王 đến hết nhà Tây Sơn 西山. Quyển thượng từ Hùng Vương 雄王 đến hết Bình Định Vương 平定王. Quyển hạ từ Lê Thái Tổ 黎太祖 đến hết triều Tây Sơn 西山.

Việt sử kính  越史鏡

146. Thái Hà Diên Mậu quận công Hoàng Cao Khải trứ, Hậu học Trần Tán Bình phụng dịch, Hậu học Phạm Văn Thụ bình luận  泰河延, 後学陳贊平奉譯, 茂郡公, 後学范文樹奉評黄高啓著 : [Hà Nội]  [河内] , Duy Tân Kỷ Dậu đông tân thuyên [1909] 維新己酉冬新鎸 . 42 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Bản dịch Hán cuốn sử Việt sử kính 越史鏡 in bằng chữ La tinh của Hoàng Cao Khải 黄高啓: lịch sử Việt Nam từ thời Gia Long đặt quan hệ với Pháp qua Bá Đa Lộc, cho đến khi Pháp chiếm toàn cõi Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Chiêm Thành và Chân Lạp.

Việt sử yếu : Việt Nam sử yếu (q.01)  越史要: 越南史要

147. Thái Hà Diên Mậu quận công Hoàng Cao Khải trứ  泰河延茂郡公黄高啓著 , Duy Tân Giáp Dần đông tân thuyên [1914] 維新甲寅冬新鎸 . 54 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : Lược sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Hậu Lê, được chia làm 3 quyển: Q.1: từ Hồng Bàng 鴻龎 đến Lê Đại Hành 黎大行; q.2: từ Lí Thái Tổ 李太祖 đến Tiền Lê 前黎; q.3: từ “Nam Bắc phân tranh” đến Hậu Lê 後黎. Mỗi triều vua: quan chế, binh chế, thuế khóa. Từ Lí Thái Tổ đến nhà Mạc, có sự nghiệp của các công thần, danh nho sử gia, danh y. Mục văn hoá đời Trần, có nói tới việc xuất hiện chữ Nôm.

Việt sử yếu : Việt Nam sử yếu (q.02)  越史要: 越南史要

148. Thái Hà Diên Mậu quận công Hoàng Cao Khải trứ  泰河延茂郡公黄高啓著 , Duy Tân Giáp Dần đông tân thuyên [1914] 維新甲寅冬新鎸 . 71 Images; 25 x 14 
Mô tả/description : Lược sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Hậu Lê, được chia làm 3 quyển: q.1: từ Hồng Bàng 鴻龎 đến Lê Đại Hành 黎大行; q.2: từ Lí Thái Tổ 李太祖 đến Tiền Lê 前黎; q.3: từ “Nam Bắc phân tranh” đến Hậu Lê 後黎. Mỗi triều vua: quan chế, binh chế, thuế khóa. Từ Lí Thái Tổ đến nhà Mạc, có sự nghiệp của các công thần, danh nho sử gia, danh y. Mục văn hoá đời Trần, có nói tới việc xuất hiện chữ Nôm.

Việt sử (q.02)  越史

149. Tập Hiền viện  集賢院 . 80 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Đầu sách đề Tập hiền viện [soạn] 集賢院[撰]. Tổng thuật và bình luận lịch sử Việt Nam đến hết triều Lê tổng cộng 31 tờ. Q.1 lược sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng thị 鴻庞氏 đến hết triều Lý tức Lí Huệ Tôn 李惠尊; q.2 từ đầu Trần đến hết triều Trần; q.3 từ đầu đời Lê Thái Tổ 黎太祖 đến hết triều Lê.

Việt sử (q.03)  越史

150. Tập Hiền viện  集賢院 . 84 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Đầu sách đề Tập hiền viện [soạn] 集賢院[撰]. Tổng thuật và bình luận lịch sử Việt Nam đến hết triều Lê tổng cộng 31 tờ. Q.1 lược sử Việt Nam từ đời Hồng Bàng thị 鴻庞氏 đến hết triều Lý tức Lí Huệ Tôn 李惠尊; q.2 từ đầu Trần đến hết triều Trần; q.3 từ đầu đời Lê Thái Tổ 黎太祖 đến hết triều Lê.

Âm chất giải âm  陰隲解音

151. Trích giả Đức Xuyên Hoà Trai Đỗ Dư bái soạn, Hưu tẩu nguyên Hàn lâm trứ tác Vũ Vịnh Ninh Phủ tán bình, Ất Mùi khoa Nhị giáp tiến sĩ, nguyên Lễ lang Hoà Phủ Bạch bái thư  謫者德川和齋杜璵拜撰, 休叟原翰林著作武柡寧甫僣評, 乙未科二甲進士原禮郎和甫白拜書 . Thọ Xương huyện Ngọc Sơn từ tàng bản  壽昌縣玉山祠藏板 : [Hà Nội]  [河内] , Tự Đức Kỷ Mùi xuân thuyên khắc [1859] 嗣德己未春鐫刻 . 60 Images; 26 x 16 
Mô tả/description : Âm chất giải âm 陰隲解音 thực chất là sách Âm chất văn chú 陰隲文註 của Lê Quý Đôn 黎貴惇 tham khảo các sách khuyến thiện của Trung Quốc soạn và chú giải. Đỗ Dự 杜璵 dựa vào đó diễn dịch ra chữ Nôm theo thể song thất lục bát cho mọi người đọc dễ hiểu. Nội dung là những bài văn Nôm giáng bút của Văn Xương Đế Quân 文昌帝君 khuyên tránh điều ác, năng làm việc thiện và phổ biến rộng rãi trong giới Nho, Phật, Đạo…

Bản thiện kinh  本善經

152. 108 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Sách được chia làm 3 phần chính: Phần 1: Bản thiện kinh 本善經; Phần 2: Thánh huấn kinh 聖訓經, Phần 3: Huấn lương thiện đàn 訓 良善坛. Bao gồm kinh giáng bút của các vị Thiên Vương, Tiên, Chúa, Thánh, Thần... Tổng cộng 230 bài thơ, ca, ngâm, phú, văn... bằng chữ Nôm khuyên tu thân, lập chí, tỉnh mê, sửa lỗi, nhẫn nại…

Bích Ung canh ca hội tập (q.thủ)  辟雍賡歌會集

153. 29 Images; 27 x 16 
Mô tả/description : Sách hiện còn lại một bài tựa Ngự chế đề năm Tự Đức 嗣德 thứ 7 (1854). Hai bài dụ do Vũ Duy Ninh 武維寧, Trần Mẫn 陳敏, Nguyễn Tư Giản 阮思僩 phụng đề tháng giêng và tháng 2 năm Tự Đức 嗣德 thứ 7 (1854); một bài biểu và phần mục lục quyển thượng 40 bài thơ ngự chế, quyển hạ gồm nhiều bài thơ của nhiều văn nhân đương thời, tất tiếc nội dung chính hiện đã bị mất.

Ca Trù thể cách  歌籌体格

154. 36 Images; 28 x 16 
Mô tả/description : Sách ghi chép các điệu hát Ca trù như: Phú cách 賦格, Vang hãm cách 荣陷格, Ngâm vọng cung nam 吟望宫南, Cung bắc vọng 北北望, Thư cách 書格, Ngâm phú 吟賦,… Tiếp đến là các khúc hát mới như: Tì bà hành 琵琶行, Tì bà hành diễn âm 琵琶行演音, Lí ca lưu thuỷ khúc 裡歌流水曲 (hai bài), Tứ đại cảnh khúc 四大景曲 (hai bài), Nam thương khúc 南傷曲 (hai bài), Kim tiên khúc 金箋曲.

Chu Dịch loại biên  周易類編

155. Kt   : Kntb   , Kn []  . 44 Images; 29 x 17 
Mô tả/description : “Sách tập hợp thuyết giải của kinh Dịch xếp theo các chủ đề, không rõ do ai soạn chép. Không ghi người soạn chép. Nhưng xem biết đây là một bản sách học Dịch.
Đầu sách có bài Tựa, dùng cách trích đoạn nguyên văn để tổng quát ý nghĩa của kinh Dịch. Tiếp sau là các mục: Thiên địa, Thiên văn, Địa lý, Thời vận, Tán hoá, Quân đạo, Quân thần, Thần đạo… Đại thể theo chủ đề các mục nêu trên, nhưng trong sách thấy chép liền một mạch không thấy tiêu mục đâu, phần nhiều trích nguyên các câu trong kinh Dịch để lý giải. Như mở đầu nói: Đạo hằng cửu hi bất dĩ (Thoán, tượng quẻ Hằng), Nguyên giả thiện trưởng (Kiền, Văn ngôn) đại tai.”

Cảm ngộ ngâm  感悟吟

156. Cao Bá Nhạ tiên sinh  高伯迓先生 . 21 Images; 29 x 14 
Mô tả/description : “Cao Bá Nhạ, người làng Phú Thị huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông là con Cao Bá Đạt, gọi Cao Bá Quát bằng chú. Nhà họ Cao nối đời khoa hoạn, anh em sinh đôi Bá Đạt - Bá Quát đều đậu Cử nhân. Cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương nổ ra rồi thất bại (1855), Cao Bá Quát thuộc hàng thủ lĩnh bị xử trảm (có thuyết nói tử trận). Cao Bá Đạt làm tri huyện Nông Cống, bị bắt, tự sát trên đường đi. Gia tộc họ Cao bị tru di tam tộc, chỉ một mình Cao Bá Nhạ trốn thoát vào vùng rừng núi huyện Mỹ Lương (Hà Tây). Lẩn tránh được 8 năm thì có kẻ phát hiện bẩm báo, Cao Bá Nhạ bị giải về Kinh (Huế) giam cầm tra xét. Tuy chưa đỗ đạt, nhưng Cao Bá Nhạ thể hiện là người có học thức uyên bác. Khi đã qua phần thẩm vấn, biết không tránh khỏi tội to, ông vẫn còn đủ bút lực để viết nên thiên song thất lục bát bằng quốc âm với ngôn từ thống thiết mà trau chuốt, đặc biệt dùng nhuần nhuyễn nhiều điển cố trong kinh sách Nho giáo để dãi bày tâm trạng tình cảnh của mình. Nếu Truyện Kiều của Nguyễn Du là tiếng than đứt ruột của người con gái phải bán mình chuộc cha, thì khúc Tự tình 自情 của Cao Bá Nhạ là tiếng kêu xé lòng của một thanh niên trí thức Nho học tràn đầy nhiệt huyết kinh bang tế thế, bỗng dưng oan khuất bị chế độ thối nát vùi dập, mà oái oăm là cả trong ngục tối con người vô tội và đau khổ ấy vẫn không quên nhắc đi nhắc lại hai chữ “hiếu trung”, “nợ quân thân” chưa báo. Bài này nguyên đề của tác giả là Tự tình khúc 自情曲, ở cuối văn bản này cũng ghi chú như vậy. Chưa rõ vì lý do nào người chép đổi lại tên là Cảm ngộ ngâm.”

Cao Vương Quan Thế Âm kinh  高王觀世音經

157. Quảng Tế Đường tàng bản  廣濟堂藏板 : Hà Nội  河内 , Tuế thứ Đinh Sửu niên tân thuyên [] 歲次丁丑年新鐫 . 19 Images; 26 x 15 
Mô tả/description : Ngoài bài tựa, sách in 4 tấm hình minh hoạ gồm: Bổn sư Thích Ca Như Lai 本師釋迦如來, Quan Thế Âm Bồ Tát 觀世音菩蕯, Quan Âm Thánh 觀音聖, Kim Cương 金剛. Toàn bộ nội dung là các bài tụng, kệ, tán, chú… và những nghi lễ đọc kinh Cao Vương Quan Thế Âm 高王觀世音.