| Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ sắc khéo là cợt nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy đã đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen với má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Rằng: năm Gia Tĩnh triều Minh,
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Một người Một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
TƯ phong đầy đặn nét ngài nở nang.
|
| Bản này thay MỆNH bằng SẮC, thay GHÉT bằng CỢT (đọc theo chữ Nôm miền Nam, xem V.V.Kính, 1994). Hai chữ TÀI, SẮC trông hơi khác 6 chữ còn lại trong dòng, vậy chắc có hiện tượng chêm vào, thay hai chữ trước kia vốn khác. Chữ CỢT lại vốn do chữ KẾT mới thêm dấu phụ, chữ lại. Có thể phỏng đoán 3 giai đoạn: a) Xưa sơ thảo là: "chữ TÌNH chữ KHỔ khéo là KẾT nhau" (theo sát lời bình của Thánh Thán: "chữ TÌNH... là ĐẠI KINH; chữ KHỔ... là ĐẠI VĨ"); b) Rồi bản này chuyển thành TÀI SẮC CỢT NHAU; c) Và cuối cùng là đổi thành TÀI MỆNH GHÉT NHAU như ở các bản hiện thấy (A, B, C, D)... Đổi vì tuy truyện Tàu đi theo hướng HỒNG NHAN BẠC MỆNH nhưng Nguyễn Du đã lái sang một hướng khác, kết luận theo thuyết TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ. Đoạn kết đã đổi thì câu mở đầu cũng phải đổi. | | ĐÃ có ở bản B, C, D. MÀ thì ở A và bản VNB-60 bản Chiêm Vân Thị (K, 1966). | | VỚI có ở B, D, E. Bản A thay VỚI bằng THÓI. Ở C: MẤY (= VỚI). | | GIỞ ở bản này và các bản B, C, D đều ghi theo dạng cổ là DỞ: thanh phù là DỮ. Dùng chữ CẢO bộ MỘC. | | CÓ LỤC: giống các bản A, B, C, D. CỔ LỤC cũng có bản dùng, như ở bản Ed. Nordemann (1897), bản P. Schneider (L.1981). | | Chúng tôi đọc NGHĨ như ở A. Cũng có bản đọc NGHỈ như bản P.Schneider. Bản B thêm bộ NHÂN: NGHỈ. | | Khắc MỘT... MỘT như ở B, C, D. Ở A thì MỖI... MỖI. Hai chữ MỘT này khá cổ. Chữ MỘT ở B, C, D muộn hơn. Chữ MỘT ở câu 13 bản này cũng muộn, lại viết tắt, bỏ bộ THỦY. | | TƯ PHONG như ở bản H, 1884 (A. des Michels). Ở A, B, C, D đều KHUÔN TRĂNG, nhưng T.V.KI đọc là KHUÔN LƯNG. Chư NGÀI khắc sai. Ở B, D đều bộ TRÙNG. Bản C khắc nhầm thành bộ NHẬT; tức thành chữ NGÀY. Nếu cho là bộ NHÂN thì đọc thành NGƯỜI (ở A. des Michels và T.V.KI). Chữ NÉT khắc không chuẩn. |
|
|